Ưu và nhược điểm của Wordpress

26-05-2017

Wordpress là một trong những nền tảng website khá phổ biến và được nhiều người sử dụng hiện nay. Bởi nó là một hệ thống quản lí nội dung tương đối dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng. Bạn không cần là một chuyên gia về ngôn ngữ lập trình vẫn có thể sử dụng và thiết kế website trên nền tảng Wordpress.

Tuy nhiên liệu Wordpress có thật sự hoàn mĩ ? Đáp án dĩ nhiên là không. Wordpress có ưu và cũng có nhược điểm riêng của mình.

1.Ưu điểm của Wordpress

- Wordpress cung cấp cho người dùng một nền tảng thân thiện trong việc sử dụng, cài đặt và phát triển mà không cần biết quá nhiều kiến thức về PHP cũng như những ngôn ngữ lập trình khác.

- Wordpress có nhiều bố cục nội dung khác nhau cho người dùng lựa chọn.

- Các tùy chọn Menu của Wordpress đơn giản và hiệu quả hơn hầu hết các CMS khác.

- Back-end mạnh mẽ của WordPress có thể cập nhật bất kỳ nội dung nào của trang web của mình và thêm tất cả thông tin sau đó (nếu cần thiết) một cách nhanh chóng.

- Bạn có thể dễ dàng chọn một giao diện cho blog của mình từ một số lượng không giới hạn các giao diện có sẵn dành cho WordPress.

 

Wordpress có nhiều giao diện cho người dùng lựa chọn

 

- WordPress có nhiều mẹo vặt và thủ thuật  bạn có thể dễ dàng học hỏi

- WordPress cung cấp cho bạn nhiều lợi thế về SEO (Search Engine Optimization) thông qua plugin, giúp nội dung của bạn có thứ hạng tốt hơn trên bảng kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google.

2. Nhược điểm của Wordpress

Dĩ nhiên bất cứ cái gì cũng có hai mặt. Wordpress có nhiều ưu điểm nhưng cũng kèm theo nhiều khuyết điểm.

- Vấn đề lớn nhất ở WordPress là vấn đề bảo mật. WordPress rất phổ biến và cung cấp vô số các giao diện và plugins nên nó cũng là một mã nguồn dễ bị xâm nhập.

 

Wordpress có khả năng bảo mật rất kém

 

- Các blog chuyên nghiệp với nhiều tác giả và biên tập viên nhận thấy rằng WordPress thiếu khả năng quản lý người dùng cơ bản và phân chia vai trò. Điều này có thể khắc phục thông qua các WordPress multisite plugins và phân chia vai trò quản lý, nhưng nó không thể tốt như khi sử dụng một CMS với các chức năng được tích hợp sẵn bên trong.

- WordPress cũng đã được báo cáo là có hiệu suất thấp trong việc xử lý các cơ sở dữ liệu dung lượng lớn và multisite.

-Rất nhiều Wordpress theme  và plugins miễn phí không được cập nhật và hỗ trợ, gây ra nhiều khó khăn trong việc giữ cho mọi thứ hoạt động ổn định khi nền tảng WordPress được cập nhật. Giải pháp đơn giản nhất cho điều này là dựa chủ yếu vào các plugins cao cấp.

Dĩ nhiên khi sử dụng thực tế bạn có thể sẽ phát hiện nhiều ưu và nhược điểm hơn của Wordpress nhưng đây là những vẫn đề cơ bản thường thấy nhất. Hi vọng nó sẽ giúp bạn có quyết định tốt hơn về việc lập một website cho mình.

Theo wpcanban

>> Lựa chọn hình ảnh khi thiết kế website